Đặc tính gắn bó trong thời thơ ấu

Sự gắn bó với ai đó có tác động rất lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất của một người. Đôi khi, tình cảm gắn bó có thể xây dựng nên các mối quan hệ lành mạnh, từ đó giúp bạn cảm thấy thoải mái và yên tâm hơn khi ở cạnh họ.

Theo nhà tâm lý học Mary Ainsworth, gắn bó “có thể được định nghĩa là một mối ràng buộc tình cảm hình thành giữa một con người hay một động vật với một đối tượng giống loài cụ thể khác – một ràng buộc liên kết họ lại với nhau trong một không gian và một khoảng thời gian kéo dài.”

According to psychologist Mary Ainsworth, attachment “may be defined as an affectional tie that one person or animal forms between himself and another specific one – a tie that binds them together in space and endures over time.”

mental-health-dac-tinh-gan-bo-thoi-tho-au-2

Gắn bó không chỉ là một mối liên hệ giữa 2 người; nó là một mối ràng buộc thể hiện một ham muốn tiếp xúc thường xuyên với người kia và trải nghiệm sự đau khổ khi bị xa cách đối phương.

Attachment is not just a connection between two people; it is a bond that involves a desire for regular contact with that person and the experience of distress during separation from that person.

Đây là đặc tính đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt thời thơ ấu vì nó khiến trẻ và người chăm sóc chúng tìm kiếm sự gần gũi thân mật từ nhau. Bằng cách ở cạnh người chăm sóc, trẻ có thể đảm bảo mình được chăm lo và cảm thấy an toàn.

This plays a particularly important role during childhood as it causes children and their caregivers to seek proximity. By staying close to caregivers, children are able to ensure that they are cared for and safe.

Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn một số lý do và cách thức hình thành các đặc tính gắn bó và ảnh hưởng của chúng lên suốt cuộc đời của một người.

Let’s take a closer look at some of the reasons why and how attachments form and the impact they have throughout life. 

Tại sao chúng ta hình thành những dạng thức gắn bó? Why Do We Form Attachments?

Nhà tâm lý học John Bowlby được đông đảo nhiều người xem là cha đẻ của thuyết gắn bó. Ông định nghĩa gắn bó là một “sự kết nối tâm lý kéo dài giữa nhân loại.” Ông cho rằng, thời thơ ấu đóng một vao trò tối quan trọng trong việc hình thành những dạng thức gắn bó và những trải nghiệm đầu tiên có thể ảnh hưởng lên những mối quan hệ mà con người có được trong cuộc đời sau này. Những dạng thức gắn bó có xu hướng kéo dài, thậm chí kéo dài rất lâu.

Psychologist John Bowlby is generally thought of as the father of attachment theory. He defined attachment as a “lasting psychological connectedness between human beings.” Childhood, he suggested, played a critical role in the formation of attachments and early experiences could have an impact on the relationships people form later in life. Attachments tend to be enduring, meaning they may last a very long time.

Những dạng thức gắn bó đầu tiên ta hình thành và với cha mẹ và với những người chăm sóc, đó có thể là lý do Bowlby tin rằng gắn bó có liên quan mạnh mẽ đến quá trình tiến hóa.

The earliest attachments we form are with parents and other caregivers, which is perhaps why Bowlby believed that attachment had a strong evolutionary component.

Những dạng gắn bó sớm với người chăm sóc giúp trẻ cảm thấy an toàn và yên tâm, từ đó giúp chúng sinh tồn. Các dạng gắn bó tạo động lực giúp trẻ luôn ở gần cha mẹ, để họ chăm sóc và bảo vệ an toàn cho chúng, đảm bảo rằng chúng có tất cả mọi thứ chúng cần để sinh tồn.

These early attachments with caregivers serve to keep an infant safe and secure, thus ensuring the child’s survival. Attachments motivate children to stay close to their parents, which allows the parent to provide protection, security, and care. This helps ensure that the child has all of the things he or she needs to survive.

 Bowlby cho rằng có 4 đặc điểm quan trọng nhất khi nhắc đến đặc tính gắn bó:

Bowlby suggested that there were four critical characteristics of attachment.

Đầu tiên là duy trì sự tiếp xúc gần gũi, hoặc ham muốn ở gần người ta muốn gắn bó. Chúng ta tận hưởng sự đồng hành của những người chúng ta gắn bó, vì vậy ta luôn cố ở cạnh họ bất cứ khi nào có thể.

First is proximity maintenance, or the desire to be near those with which we share an attachment. We enjoy the company of those we are attached to, so we strive to be near them whenever possible.

Gắn bó cũng tạo ra một tổ ấm an toàn, hoặc nhu cầu phải quay trở về với đối tượng mình gắn bó để được chăm sóc và cảm thấy thoải mái. Trong suốt thời gian cảm thấy đau khổ, sợ hãi, hoặc có cảm giác mông lung không chắc chắn, ta có thể tìm đến những người ta gắn bó để được chăm lo và cảm thấy yên lòng hơn.

Attachments also create a safe haven, or the need to return to attachment figures for care and comfort. During times of distress, fear, or uncertainty, we may seek out the people we are attached to for care and comfort.

Kế tiếp, đối tượng ta gắn bó cũng sẽ mang đến một chỗ dựa an toàn để ta khám phá thế giới. Điều này đặc biệt quan trọng trong suốt thời thơ ấu. Chỗ dựa an toàn này cho phép trẻ khám phá thế giới xung quanh, trong đầu luôn tâm niệm rằng mình luôn có thể quay về nơi an toàn với người mình gắn bó.

Next, attachment figures also offer a secure base for exploration. This is particularly important during childhood. This secure base allows kids to explore the world while knowing they can still return to the safety of the attachment figure.

Cuối cùng, trẻ trải nghiệm sự đau buồn khi bị chia cách với đối tượng gắn bó. Ví dụ, trẻ có xu hướng trở bên buồn bực khi cha mẹ phải đi và để lại chúng cho người khác chăm sóc.

Finally, kids experience separation distress when parted from an attachment figure. For example, kids tend to become upset when parents have to leave them in the care of others.

Tại sao gắn bó lại quan trọng? Why Is Attachment Important?

Gắn bó đóng nhiều vai trò, mục tiêu quan trọng. Đầu tiên, nó giúp giữ trẻ ở gần người chăm sóc để chúng có thể nhận được sự chăm sóc, tiếp tục thúc đẩy cơ hội sinh tồn. Mối ràng buộc tình cảm quan trọng này cũng mang đến cho trẻ một nền tảng an toàn từ đó chúng có thể yên tâm khám phá môi trường.

Attachment serves a number of important purposes. First, it helps keep infants and children close to their caregivers so that they can receive protection, which in turn helps boost their chances of survival. This important emotional bond also provides children with a secure base from which they can then safely explore their environment.

Các nhà nghiên cứu Ainsworth, Bowlby, Main và Solomon cũng cho rằng cách một đứa trẻ gắn bó với người chăm sóc của mình có thể có ảnh hưởng lớn lên chúng trong suốt thời thơ ấu và cả sau này khi trưởng thành. Người ta đã xác định được nhiều dạng thức gắn bó để mô tả mối liên kết tình cảm mà con trẻ xây dựng với cha mẹ hay người chăm sóc của mình.

Researchers including Ainsworth, Bowlby, Main, and Solomon also suggest that how a child is attached to his or her caregivers can have a major influence both during childhood and later in life. They have identified a number of different attachment styles to describe the affectional bond children have with their parents or caregivers.

Sự thất bại trong xây dựng mối gắn bó an toàn với người chăm sóc có liên quan mất thiết đến những vấn đề như rối loạn cư xử và rối loạn thách thức chống đối. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dạng thức gắn bó thể hiện trong những năm đầu đời có thể gây ra ảnh hưởng kéo dài trong những mối quan hệ về sau này.

The failure to form a secure attachment with a caregiver has been linked to a number of problems including conduct disorder and oppositional-defiant disorder. Researchers also suggest that the type of attachment displayed early in life can have a lasting effect on later adult relationships.​

Nhà tâm lý học Harry Harlow đã thực hiện nhiều thí nghiệm gây tranh cãi về sự cô lập xã hội ở loài khỉ nâu, thể hiện ảnh hưởng mang tính tàn phá của những dạng thức gắn bó tiêu cực trong những năm đầu đời. Ở một trong các thí nghiệm đó, khỉ sơ sinh bị tách ra khỏi khỉ mẹ và bị cho ở với những con khỉ mẹ thay thế khác. Khỉ mẹ ở đây một con đơn giản chỉ là một mô hình người quấn bằng dây thép cầm một cái chai, một con khác được bao bọc bởi vải bông mềm. Harlow đã phát hiện ra rằng khỉ con sẽ nhận thức ăn từ người “mẹ” quấn thép nhưng lại thích dành nhiều thời gian bên người “mẹ” vải bông mềm hơn.

Psychologist Harry Harlow conducted a number of controversial experiments on social isolation in rhesus monkeys which demonstrated the devastating effects of disrupting early attachments. In one variation of the experiment, infant monkeys were separated from their mothers and placed them with surrogate mothers. One mother was simply a wire armature that held a bottle, while the other mother was covered with a soft terry-cloth material. Harlow found that the infant monkeys would receive food from the wire mother, but preferred to spend most of their time with the soft mother.

mental-health-dac-tinh-gan-bo-thoi-tho-au-3

Khi so sánh với các con khỉ đã được nuôi dạy bởi khỉ mẹ thật, những con khỉ được nuôi dạy bởi những “khỉ mẹ” thay thế tỏ ra nhút hơn và gặp phải các vấn đề cảm xúc và tương tác xã hội. Harlow cũng thấy rằng có một giai đoạn then chốt, chính tại giai đoạn này mà một mối gắn bó bình thường được hình thành. Nếu khỉ con không hình thành được mối gắn bó trong thời kỳ cửa sổ này, sự tổn thương cảm xúc mà chúng trải qua sẽ không bao giờ có thể bù đắp được.

When compared to monkeys that had been reared by their birth mothers, the monkeys raised by surrogate mothers were timider and suffered from social and emotional problems. Harlow also found that there was a critical period during which normal attachments could be formed. If the monkeys were not allowed to form attachments during that window of time, the emotional damage they experienced could never be reversed.

Mặc dù gây nhiều tranh cãi và bị cho là thí nghiệm tàn ác, nhưng nghiên cứu của Harlow đã giúp mô tả tầm quan trọng tối thượng của việc phát triển những dạng thức gắn bó an toàn và lành mạnh trong những năm đầu đời. Những mối gắn bó như vậy đóng một vai trò sống còn trong sự phát triển về sau.

While controversial and cruel, Harlow’s research helped demonstrate the utmost importance of developing secure and healthy attachments early in life. Such attachments play a vital role in future development.

Nguồn: https://www.verywell.com/what-is-attachment-2794822

Như Trang

Nguồn: Trangtamly.blog

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: