Panic Disorder – Hiểu cơ bản về” Rối loạn hoảng sợ”

Hoảng loạn, hoảng sợ, lo lắng, bồn chồn, sợ hãi,… nếu không diễn ra theo các tình huống đối diện với nguy hiểm thông thường thì có khả năng là vấn đề với sức khỏe tâm thần. Vấn đề của mental health có thể có nhiều biểu hiện khác nhau, và panic disorder có thể là vấn đề khiến nhiều người không thể trải nghiệm được cuộc sống giản đơn bình thường. Vậy, hãy tìm hiểu xem đó là gì qua bài viết dưới đây nhé!

—–

Sợ hãi và lo âu là những phản ứng bình thường của cơ thể trước những tình huống cụ thể nhất định và sự kiện gây căng thẳng nào đó. Rối loạn hoảng sợ khác với nỗi sợ hãi và lo âu bình thường vì nó thường ở mức cực hạn, và có thể trồi lên từ tâm trạng ủ dột bình thường.

Fear and anxiety can be normal reactions to specific situations and stressful events. Panic disorder differs from this normal fear and anxiety because it is often extreme, and may seem to strike out of the blue.

mental-health-so-luoc-ve-roi-loan-hoang-so-2

Rối loạn hoảng sợ chính xác là gì?

Theo Cẩm nang số liệu chẩn đoán các bệnh lý tâm thần 5 (DSM-5), rối loạn hoảng sợ là một dạng rối loạn lo âu định hình bởi những cơn hoảng loạn cực hạn ở tần suất cao. Một người mắc rối loạn hoảng sợ có thể có các triệu chứng như cảm giác khiếp sợ cực kỳ, thở gấp và tim đập nhanh. Ở người mắc rối loạn này, những cơn hoảng sợ đến bất ngờ và không vì một lý do gì rõ ràng nào, nhưng chúng cũng có thể theo sau một tình huống hay sự kiện khơi mào nào đó.

What exactly is panic disorder? According to the DSM-5, panic disorder is a type of anxiety disorder that is characterized by extreme and frequent panic attacks. A person with panic disorder may experience symptoms such as severe feelings of terror, rapid breathing, and rapid heart rate. People with panic disorder may experience these attacks unexpectedly and for no apparent reason, but they can also be preceded by some sort of triggering event or situation.

Triệu chứng của rối loạn hoảng sợ. Symptoms of Panic Disorder

– Cảm giác cực khiếp sợ xuất hiện bất chợt, không hề có dự báo trước. Feelings of extreme terror that occur suddenly without warning.

– Các triệu chứng của cơn hoảng loạn bao gồm tim đập thình thịch, vã mồ hôi, run rẩy, tê cứng bàn tay hoặc bàn chân, chóng mặt, mệt, đau tức ngực và thở gấp. Panic attack symptoms, including a pounding heart, sweating, trembling, numbness in the hands and feet, dizziness, weakness, chest pain and rapid breathing.

– Trong suốt cơn hoảng loạn, nhiều người bệnh mô tả cảm giác như thể họ đang bị đau tim hoặc như sắp chết tới nơi. During an attack, many people suffering from panic disorder describe feeling as if they are having a heart attack or on the verge of dying.

– Liên tục sợ rằng cơn hoảng loạn tiếp theo sẽ đến bất kỳ lúc nào. Constant fear that another attack might happen at any time.

– Các cơn hoảng loạn làm thay đổi hảnh vi, như né tránh một số tình huống nhất định, những nơi hay vật dụng có liên quan vì sợ chúng sẽ khơi mào cho một cơn hoảng loạn khác. Behavior changes as a result of having panic attacks, such as avoiding certain situations, areas or objects out of fear that they will trigger another attack.

mental-health-so-luoc-ve-roi-loan-hoang-so-1

Ảnh hưởng của Rối loạn hoảng sợ. The Impact of Panic Disorder

Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia Hoa Kỳ (NIMH) cho biết xấp xỉ 2.7% dân số Mỹ trưởng thành có rối loạn hoảng sợ mỗi năm. Xấp xỉ 44.8% trong số những người này mắc rối loạn hoảng sợ loại “nghiêm trọng”.

The National Institute of Mental Health (NIMH) reports that approximately 2.7 percent of the adult U.S. population experiences panic disorder each year. Approximately 44.8 percent of these individuals experience cases of panic disorder that are classified as “severe.”

Theo Hiệp Hội Lo âu và Trầm cảm Hoa Kỳ, có gần 6 triệu ngưỡi Mỹ trưởng thành có các triệu chứng của rối loạn hoảng sợ trong suốt một năm qua. Mặc dù rối loạn hoảng sợ có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong đời, nhưng nó thường bắt đầu trong khoảng cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu tuổi trưởng thành và ảnh hưởng đến nữ giới gấp đôi nam giới.

According to the Anxiety and Depression Association of American, nearly six million American adults experience the symptoms of panic disorder during any given year. While panic disorder can strike at any point in life, it most often begins during late adolescence or early adulthood and affects twice and many women as it does men.

Rối loạn hoảng sợ có thể dẫn đến sự nguy hại nghiêm trọng trong vận hành chức năng hằng ngày và khiến người bệnh khó xử lý được những tình huống thường nhật vì chúng có thể khơi dậy cảm xúc hoảng sợ và lo âu sâu sắc. Trong một số trường hợp, người bệnh thậm chí còn bắt đầu tránh né một số tình huống, nơi chốn, hoặc một số người nhất định, để giảm thiểu tần suất gặp các cơn hoảng loạn. Ví dụ, một người đã từng trải qua một cơn hoảng loạn tại một trung tâm thương mại đông đúc có thể sẽ né tránh những tình huống tương tự để ngăn khơi dậy những triệu chứng hoảng sợ.

Panic disorder can lead to serious disruptions in daily functioning and make it difficult to cope with normal, everyday situations that may trigger feelings of intense panic and anxiety. In some cases, people with panic disorder may even begin avoiding certain situations, places, or people in order to minimize the chances of experiencing panic attacks. For example, an individual who has experienced a panic episode in a crowded shopping center may begin avoiding similar situations in order to prevent triggering panic symptoms.

Vì rối loạn hoảng sợ thường khiến cá nhân người bệnh né tránh một số tình huống hoặc vật dụng nhất định, nên nó có thể đưa đến chứng ám ảnh sợ. Ví dụ, một người đang bị rối loạn hoảng sợ không dám rời khỏi nhà để phòng ngừa một cơn hoảng loạn hoặc mất kiểm soát ở nơi công cộng. Lúc đó, bệnh lý ở người này có thể phát triển thành chứng ám ảnh sợ không gian rộng, tức đặc biệt sợ ở những nơi không phải nhà mình, những nơi khó chạy trốn hoặc khó được giúp đỡ khi có triệu chứng không hay xuất hiện.

Because panic disorder often leads to individuals avoiding certain situations or objects, it can also lead to phobias. For example, a person suffering from panic disorder might stop leaving home in order to prevent having an attack or losing control in public. In time, this person might develop agoraphobia, a marked fear of being in a variety of situations outside of the home in which escape might be difficult or help might not be available if debilitating symptoms develop.

Mặc dù những phiên bản DSM trước đây phân loại rối loạn hoảng sợ xuất hiện kèm hoặc không kèm theo chứng sợ không gian rộng, nhưng biên bản mới nhất của cẩm nang này đã liệt kê tách biệt 2 bệnh lý với những đặc trưng riêng.

While previous versions of the DSM categorized panic disorder and occurring with or without agoraphobia, the newest edition of the diagnostic manual lists the two as distinct and separate disorders.

mental-health-so-luoc-ve-roi-loan-hoang-so-3

Điều trị rối loạn hoảng sợ. Panic Disorder Treatment

Rối loạn hoảng sợ, cũng như các rối loạn lo âu khác, thường được điều trị bằng can thiệp tâm lý, bằng thuốc hoặc kết hợp cả hai. Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) là một trong những phương pháp điều trị có thể giúp người mắc rối loạn hoảng sợ học cách suy nghĩ và phản ứng mới với những tình huống gây lo âu. Trong quá trình thực hiện liệu pháp CBT, các trị liệu viên sẽ giúp khách hàng xác định, xử lý những kiểu suy nghĩ tiêu cực, không lành mạnh và thay thế chúng bằng những lối suy nghĩ thực tế và hữu ích hơn.

Panic disorder, like other anxiety disorders, is often treated with psychotherapy, medication, or a combination of both. Cognitive-behavioral therapy is one treatment approach that can help people with panic disorder learn new ways of thinking and reacting to anxiety-provoking situations. As part of the CBT process, therapists help clients identify and challenge negative or unhelpful patterns of thinking and replace these thoughts with more realistic and helpful ways of thinking.

Liệu pháp tiếp xúc là một hướng điều trị khác thường được sử dụng trong điều trị các rối loạn lo âu bao gồm luôn cả rối loạn hoảng sợ. Ở kỹ thuật này, người ta sẽ cho người bệnh tiếp xúc với vật dụng và tình huống gây phản ứng sợ hãi. Người mắc rối loạn hoảng sợ được cho tiếp xúc với những tình huống gây sợ hãi, từ đó họ sẽ học và luyện tập những kỹ thuật thư giãn mới.

Exposure therapy is another approach that is often used in the treatment of anxiety disorders including panic disorder. This technique involves progressive exposure to the objects and situations that trigger a fear response. People experiencing panic disorder symptoms are exposed to fear-triggering situations in conjunction with learning and practicing new relaxation strategies.

Nguồn: Ravishly

Tham khảo. Article Sources

Anxiety and Depression Association of America. (n.d.). Panic disorder and agoraphobia. Retrieved from http://www.adaa.org/understanding-anxiety/panic-disorder-agoraphobia.

American Psychiatric Association. (2013). Diagnostic and statistical manual of mental disorders (5th ed.). Washington, DC: Author.

Kessler, R.C., Chiu, W.T., Demler, O., & Walters, E.E. (2005) Prevalence, severity, and comorbidity of twelve-month DSM-IV disorders in the National Comorbidity Survey Replication (NCS-R). Archives of General Psychiatry,62(6), 617-27.

National Institute of Mental Health. (n.d.). Panic disorder among adults. Retrieved from http://www.nimh.nih.gov/health/statistics/prevalence/panic-disorder-among-adults.shtml.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-a-panic-disorder-2795468

Như Trang.

Nguồn: Trangtamly.blog

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: