Hiểu cơ bản về rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)

Trong thế giới của mental health có rất nhiều khái niệm chi tiết mà chúng ta cần hiểu rõ để có phương pháp tiếp cận đúng cách. Một trong những khái niệm ít được biết đến chính là PTSD. Đây là một biểu hiện cho thấy một người đang gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần. Vậy thì PTSD là gì? Hãy tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!

—–

mental-health-hieu-co-ban-ve-roi-loan-cang-thang-sau-sang-chan-1

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) là một bệnh lý tâm thần xảy ra ở một số người sau khi họ trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện đe dọa đến tính mạng, như một trận đánh, một thiên tai, một tai nạn xe, hoặc một vụ tấn công tình dục.

PTSD (posttraumatic stress disorder) is a mental health problem that some people develop after experiencing or witnessing a life-threatening event, like combat, a natural disaster, a car accident, or sexual assault.

Việc có những ký ức đau buồn, cảm thấy bực mình, hoặc khó ngủ sau khi trải qua những sự kiện nêu trên là hết sức bình thường. Đầu tiên, bạn sẽ rất khó khăn để quay lại cuộc sống thường nhật, như đi làm, đi học, hoặc dành thời gian với những người thân yêu. Nhưng hầu hết chúng ta rồi sẽ cảm thấy khá hơn sau một khoảng thời gian, có thể là sau một vài tuần hoặc vài tháng.

It’s normal to have upsetting memories, feel on edge, or have trouble sleeping after this type of event. At first, it may be hard to do normal daily activities, like go to work, go to school, or spend time with people you care about. But most people start to feel better after a few weeks or months.

Nếu đã hơn một vài tháng trôi qua mà bạn vẫn còn những triệu chứng này thì có thể bạn đang mắc PTSD. Đối với một số người, các triệu chứng của PTSD mãi rất lâu sau sự kiện sang chấn mới xuất hiện hoặc triệu chứng cũng có thể đến rồi đi theo thời gian.

If it’s been longer than a few months and you’re still having symptoms, you may have PTSD. For some people, PTSD symptoms may start later on, or they may come and go over time.

Yếu tố quyết định đối tượng mắc PTSD? What factors affect who develops PTSD?

PTSD có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Nó không phải dấu hiệu thể hiện sự yếu đuối. Có một số yếu tố tác động làm tăng khả năng mắc ở một số nhóm người mà bản thân họ cũng không ý thức và kiểm soát được. Ví dụ, một người phải trải qua một sự kiện gây sang chấn sâu sắc và kéo dài hoặc bị thương trong sự kiện sẽ có khả năng mắc PTSD cao hơn. PTSD cũng xuất hiện phổ biến hơn sau một số dạng sang chấn nhất định, như trận đánh và các vụ tấn công tình dục.

PTSD can happen to anyone. It is not a sign of weakness. A number of factors can increase the chance that someone will have PTSD, many of which are not under that person’s control. For example, having a very intense or long-lasting traumatic event or getting injured during the event can make it more likely that a person will develop PTSD. PTSD is also more common after certain types of trauma, like combat and sexual assault.

Các yếu tố cá nhân như sang chấn trong quá khứ, tuổi tác, và giới tính có thể ảnh hưởng khiến một người cos mắc PTSD hay không. Những sự kiện xảy ra sau khi sự kiện chính gây sang chấn cũng khá quan trọng. Căng thẳng có thể khiến khả năng mắc PTSD cao hơn, nếu hỗ trợ từ xã hội tốt thì nguy cơ này sẽ giảm xuống.

Personal factors, like previous traumatic exposure, age, and gender, can affect whether or not a person will develop PTSD. What happens after the traumatic event is also important. Stress can make PTSD more likely, while social support can make it less likely.

mental-health-hieu-co-ban-ve-roi-loan-cang-thang-sau-sang-chan-2

Triệu chứng. What are the symptoms of PTSD?

Nguồn: Lupus News Today

Các triệu chứng của PTSD thường bắt đầu khá sớm, ngay sau khi sự kiện gây sang chấn diễn ra, nhưng chúng cũng có thể xuất hiện sau mấy tháng, thậm chí là mấy năm sau đó. Các triệu chứng cũng lúc đến lúc đi trong nhiều năm. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 4 tuần, làm bạn cảm thấy đau buồn tột đỉnh hoặc ảnh hưởng đến công việc và đời sống gia đình thì có lẽ bạn đã mắc PTSD.

PTSD symptoms usually start soon after the traumatic event, but they may not appear until months or years later. They also may come and go over many years. If the symptoms last longer than four weeks, cause you great distress, or interfere with your work or home life, you might have PTSD.

Có 4 kiểu triệu chứng PTSD, nhưng không phải ai cũng như ai. Mỗi người sẽ trải qua những triệu chứng mang tính đặc thù.

There are four types of symptoms of PTSD, but they may not be exactly the same for everyone. Each person experiences symptoms in their own way.

Sống lại sự kiện (còn gọi là tái trải nghiệm các triệu chứng). Bạn có thể có những ký ức tồi tệ hoặc những cơn ác mộng. Bạn thậm chí cảm thấy như mình đang trải qua sự kiện ấy một lần nữa. Đây gọi là quá trình Hồi tưởng.

Reliving the event (also called re-experiencing symptoms). You may have bad memories or nightmares. You even may feel like you’re going through the event again. This is called a flashback.

– Né tránh những tình huống nhắc nhớ về sự kiện trong quá khứ. Bạn cố tránh né những tình huống hay con người gây gợi nhớ về những ký ức từ sự kiện gây sang chấn. Bạn cũng có thể né tránh trò chuyện hay nghĩ về sự kiện đó.

Avoiding situations that remind you of the event. You may try to avoid situations or people that trigger memories of the traumatic event. You may even avoid talking or thinking about the event.

– Có những niềm tin và cảm xúc tiêu cực. Cách bạn nghĩ về bản thân và mọi người có thể thay đổi vì sang chấn gặp phải. Bạn có thể cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ. Hoặc, bạn có thể không quan tâm đến những hoạt động mà bình thường vẫn thích làm. Bạn cảm thấy thế giới này đầy nguy hiểm và bạn chẳng thể tin tưởng ai. Bạn tê liệt, hoặc cảm thấy khó mà vui vẻ được.

Having more negative beliefs and feelings. The way you think about yourself and others may change because of the trauma. You may feel guilt or shame. Or, you may not be interested in activities you used to enjoy. You may feel that the world is dangerous and you can’t trust anyone. You might be numb, or find it hard to feel happy.

– Cảm thấy bản thân căng như dây đàn (hay còn gọi là trạng thái nhạy cảm quá độ). Bạn cảm thấy bồn chồn không yên, hoặc luôn trong trạng thái cảnh giác cao độ, lúc nào cũng canh chừng những mối nguy ập đến. Hoặc, bạn có thể gặp vấn đề về tập trung và giấc ngủ. bạn đột nhiên tức gận hoặc cáu bẳn, dễ giật mình, hoặc có lối sống không lành mạnh (như hút thuốc, sử dụng ma túy và rượu bia, lái xe không kiếm soát).

Feeling keyed up (also called hyperarousal). You may be jittery, or always alert and on the lookout for danger. Or, you may have trouble concentrating or sleeping. You might suddenly get angry or irritable, startle easily, or act in unhealthy ways (like smoking, using drugs and alcohol, or driving recklessly.

mental-health-hieu-co-ban-ve-roi-loan-cang-thang-sau-sang-chan-3

Trẻ em có mắc PTSD không? Can children have PTSD?

Trẻ em cũng có thể mắc PTSD. Chúng có thể có các triệu chứng được mô tả ở trên hoặc những triệu chứng khác tùy thuộc vào độ tuổi. Khi trẻ lớn lên, các triệu chứng sẽ giống người trưởng thành hơn. Sau đây là một số ví dụ về các triệu chứng PTSD ở trẻ em.

Children can have PTSD too. They may have symptoms described above or other symptoms depending on how old they are. As children get older, their symptoms are more like those of adults. Here are some examples of PTSD symptoms in children:

– Trẻ dưới 6 có thể buồn bực nếu cha mẹ chúng không ở bên, khó ngủ, hoặc chơi đùa để quên đi chấn thương đó.

Children under 6 may get upset if their parents are not close by, have trouble sleeping, or act out the trauma through play.

– Trẻ từ 7-11 tuổi có thể cũng chơi để quên đi chấn thương, chúng có thể vẽ vời, kể chuyện này chuyện kia. Một số trẻ gặp ác mộng về đêm hoặc trở nên hung hăng hay cáu gắt hơn. Chúng có thể sẽ trốn học hoặc phát sinh vấn đề với bạn bè hoặc các hoạt động học tập ở trường.

Children age 7 to 11 may also act out the trauma through play, drawings, or stories. Some have nightmares or become more irritable or aggressive. They may also want to avoid school or have trouble with schoolwork or friends.

– Trẻ từ 12-18 tuổi có các triệu chứng tương tự như người trưởng thành: trầm cảm, lo âu, khó chịu khi không được làm điều mình thích hoặc các hành vi mất kiểm soát như lạm dụng chất gây nghiện hoặc bỏ trốn.

Children age 12 to 18 have symptoms more similar to adults: depression, anxiety, withdrawal, or reckless behavior like substance abuse or running away.

Người mắc PTSD còn đối mặt với vấn đề nào khác? What other problems do people with PTSD experience?

Những người mắc PTSD còn gặp một số vấn đề khác bao gồm: People with PTSD may also have other problems. These include:

– Cảm thấy vô vọng, nhục nhã hoặc bế tắc. Feelings of hopelessness, shame, or despair

– Trầm cảm hoặc lo âu. Depression or anxiety

– Uống rượu bia hoặc sử dụng ma túy. Drinking or drug problems

– Các triệu chứng thực thể hoặc các cơn đau kéo dài. Physical symptoms or chronic pain

– Các vấn đề với công việc. Employment problems

– Vấn đề với các mối quan hệ, bao gồm ly hôn. Relationship problems, including divorce

Trong nhiều trường hợp, việc điều trị PTSd sẽ giúp giải quyết các vấn đề này vì mọi thứ đều liên quan và tương tác với nhau. Các kỹ năng đương đầu hay đối phó mà bạn học được từ quá trình điều trị sẽ giúp giải quyết chứng PTSD và những vấn đề liên quan.

In many cases, treatments for PTSD will also help these other problems, because they are often related. The coping skills you learn in treatment can work for PTSD and these related problems.

mental-health-gioi-thieu-co-ban-ve-roi-loan-nhan-cach-3

Người bệnh có khả năng phục hồi không? Will people with PTSD get better?

“Phục hồi” mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Có rất nhiều hình thức điều trị PTSD để ta lựa chọn. Đối với nhiều người, những hình thức điều trị này có thể xóa bỏ toàn bộ những triệu chứng. Một số người khác lại cảm thấy ít bớt các triệu chứng hoặc cảm thấy những triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng lúc này sẽ không ảnh hưởng lên những hoạt động hằng ngày, công việc và các mối quan hệ.

“Getting better” means different things for different people. There are many different treatment options for PTSD. For many people, these treatments can get rid of symptoms altogether. Others find they have fewer symptoms or feel that their symptoms are less intense. Your symptoms don’t have to interfere with your everyday activities, work, and relationships.

Có những hình thức điều trị nào? What treatments are available?

Có 2 hình thức điều trị chính, là tâm lý trị liệu (có lúc được gọi là tư vấn hoặc liệu pháp trò chuyện) và điều trị dùng thuốc. Cúng có khi người ta phối hợp cả tâm lý trị liệu và thuốc điều trị với nhau.

There are two main types of treatment, psychotherapy (sometimes called counseling or talk therapy) and medication. Sometimes people combine psychotherapy and medication.

Tâm lý trị liệu dành cho PTSD. Psychotherapy for PTSD

Tâm lý trị liệu, hoặc tư vấn, được thực hiện qua các cuộc gặp gỡ với trị liệu viên.

Psychotherapy, or counseling, involves meeting with a therapist.

Tâm lý trị liệu tập trung vào ký ức về sự kiện gây sang chấn đó hoặc ý nghĩa của sự kiện. Đây là hình thức trị liệu có hiệu quả nhất dành cho bệnh nhân mắc PTSD. Tâm lý trị liệu tập trung vào sang chấn có nhiều loại, ví dụ:

Trauma-focused psychotherapy, which focuses on the memory of the traumatic event or its meaning, is the most effective treatment for PTSD. There are different types of trauma-focused psychotherapy, such as:

– Liệu pháp xử lý nhận thức (CPT): bạn sẽ học các kỹ năng giúp bản thân hiểu cách sang chấn làm thay đổi suy nghĩ và cảm xúc cả bạn. Thay đổi cách suy nghĩ của bạn về quá trình sự kiện sang chấn có thể làm thay đổi cách cảm nhận của bạn.

Cognitive Processing Therapy (CPT) where you learn skills to understand how trauma changed your thoughts and feelings. Changing how you think about the trauma can change how you feel.

– Tiếp xúc kéo dài (PE): bạn sẽ trò chuyện về sang chấn của mình lặp đi lặp lại cho đến khi những ký ức đó không còn làm bạn buồn phiền nữa. Liệu pháp này giúp bạn kiểm soát tốt hơn những suy nghĩ và cảm xúc của mình về sang chấn đó. Bạn cũng có thể đi đến những nơi hoặc làm những thứ vỗn dĩ vô hại nhưng bạn lại luôn né tránh chúng vì chúng gợi bạn nhớ về sự kiện sang chấn kia.

Prolonged Exposure (PE) where you talk about your trauma repeatedly until memories are no longer upsetting. This will help you get more control over your thoughts and feelings about the trauma. You also go to places or do things that are safe, but that you have been staying away from because they remind you of the trauma.

– Giải mẫn cảm chuyển động nhãn cầu và tái nhận thức (EMDR): tập trung vào các âm thanh và chuyển động tay khi người bệnh nói về sự kiện sang chấn. Liệu pháp này giúp não bộ vượt qua những ký ức đau buồn.

Eye Movement Desensitization and Reprocessing (EMDR), which involves focusing on sounds or hand movements while you talk about the trauma. This helps your brain work through the traumatic memories.

Thuốc điều trị PTSD. Medications for PTSD

Thuốc điều trị cũng có hiệu quả đẩy lùi PTSD. Một vài các loại thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin (SSRIs) và Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs) vốn được sử dụng để điều trị trầm cảm, cũng có hiệu quả trong điều trị PTSD. Một vài loại thuốc tiêu biểu: sertraline, paroxetine, fluoxetine, and venlafaxine.

Medications can be effective too. Some specific SSRIs (selective serotonin reuptake inhibitors) and SNRIs (serotonin-norepinephrine reuptake inhibitors), which are used for depression, also work for PTSD. These include sertraline, paroxetine, fluoxetine, and venlafaxine.

LƯU Ý QUAN TRỌNG: Benzodiazepines và các thuốc chống loạn thần đặc thù nên tránh sử dụng trong điều trị PTSD vì chúng không chữa được các triệu chứng trọng yếu của PTSD và có thể gây nghiện.

IMPORTANT: Benzodiazepines and atypical antipsychotics should generally be avoided for PTSD treatment because they do not treat the core PTSD symptoms and can be addictive.

Nguồn: https://www.ptsd.va.gov/public/PTSD-overview/basics/what-is-ptsd.asp

Như Trang

Nguồn: Trangtamly.blog

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: